Dạy thêm có phải là sai trái?

00:16 |

Các phụ huynh có muốn con mình đi học thêm không???


Khái niệm về dạy thêm của các bậc phụ huynh như thế nào???
Thời gian trên lớp liệu có đủ để cho con em mình đầy đủ kiến thức???
Và liệu đồng lương giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học, giáo viên trung học có đủ cho việc chi phí sinh hoạt không???
Theo quan điểm của bạn liệu những giáo viên tâm huyết với nghề, có kỹ năng tốt có nên dạy thêm giúp cho bản thân tăng thêm thu nhập, giúp cho học sinh có nhiều thời gian ôn luyện học tập, nâng cao kiến thức hạn hẹp trong nhà trường



Có những thầy cô giáo yêu nghề bám nghề nhờ dạy thêm

Không ít nhiều giáo viên nhờ có nguồn cứu cánh từ dạy thêm mới có thể bám trụ nổi với nghề giáo, còn không họ sẽ bươn chải bằng các công việc khác ngoài chuyên môn của mình để “nuôi” lòng yêu nghề.
Cô là giáo dạy giỏi môn Hóa, giờ là hiệu trưởng tại một trường THPT ở Bình Thạnh, TPHCM. Cô từng tuyên bố không ngại ngần: “Tôi sống chủ yếu nhờ dạy thêm!”. Bởi nếu không nguồn thu nhập từ dạy thêm, chắc gì bây giờ ngành giáo dục giữ được một nhà quản lý có tâm có tài quản lý có tiếng, từng là nữ đại biểu Quốc hội khóa XII với những tiếng nói sắt đá ở nghị trường.
Một giáo viên khác, giờ là Thạc sĩ giáo dục đang truyền lòng yêu nghề cho rất nhiều sinh viên bằng chuyên môn vững vàng và nhiệt huyết của mình. Khi còn là sinh viên và lúc mới ra trường, nếu không nhờ vào việc dạy thêm thì giờ có thể cô đã về quê buôn bán hoặc làm một công việc nào khác chứ chắc chắn không còn gieo chữ trên bục giảng.
Công bằng mà nói, việc dạy thêm của giáo viên, nhất là những giáo viên giỏi chuyên môn mang lại những lợi ích nhất định cho học trò giúp các em đương đầu với chương trình học quá tải, với áp lực thi cử.
Đối với giáo viên trẻ, việc dạy học trên lớp gò bó theo khuôn khổ chương trình, sách giáo khoa, thời gian hạn hẹp thì dạy thêm còn là không gian để họ thỏa sức vùng vẫy, nâng cao chuyên môn..
Nhu cầu dạy thêm của giáo viên phần lớn xuất phát từ thực tế đồng lương quá bèo bọt. Họ làm thêm, kiếm thêm bằng chính chuyên môn là cách thức lao động chân chính và là một nhu cầu chính đáng nhưng cũng chua cay vô cùng.
Nỗi chua cay lớn nhất mà nhà giáo phải đối diện khi kiếm sống chính đáng chính là thái độ của dư luận, xã hội xem người thầy dạy thêm như tội phạm. Có những giáo viên “bắt ép” học trò nhưng đó là con số ít trong nhu cầu học thêm từ chính học sinh.
Bao nhiêu nhà giáo lương tri phải chảy nước mắt trước đủ quy định về dạy thêm học thêm lúc thế này, lúc thế khác cùng không ít những lần “ra quân” bắt bớ. Rồi lâu lâu lại xuất hiện những văn bản, phát biểu cảnh báo, nhắc nhở… gây sát thương với tâm hồn nhạy cảm của nhà giáo hơn bất cứ thứ vũ khí nào.

Bao giờ nhà giáo hết đau thương vì… tiền?

Việc xóa dạy thêm học thêm trong nhà trường mà TPHCM đang mạnh tay thực hiện cũng xuất phát từ những “bất an” của dạy thêm học thêm theo cách nghĩ tiêu cực. Xóa dạy thêm học thêm trong trường học có thể sẽ xóa được những tiếng thở dài, những ưu tư của học trò, phụ huynh và cả những nghi kỵ đối với giáo viên. Đó là việc cần phải làm, không có gì phải bàn cãi.
Nhưng có việc còn quan trọng không kém đã được nhắc đến, hứa hẹn từ lâu, đó là nỗi cay đắng của người thầy xuất phát từ đời sống thu nhập bấp bênh. Đồng lương èo ọt không đủ sống nhưng không dạy thêm người thầy chỉ có hai lựa chọn: bỏ nghề hoặc kiếm nghề tay trái để… nuôi mình, nuôi nghề. Nhưng có yêu nghề đến mấy, khi người thầy một tay hai ba việc thì làm sao họ có thể đầu tư tâm sức cho chuyên môn, học trò?
Như lời chua chát của cô Tô Thị Diễm Quyên, đang công tác ở Sở GD – ĐT TPHCM: Giáo viên dạy thêm làm gì để thân tàn ma dại vì ngày dạy 9-10 tiết, tối dạy thêm và khuya chấm soạn bài cùng hàng đống thứ vắt kiệt sức lực người thầy? Dạy thêm để làm gì khi thiên hạ đòi xử nhà giáo như những tội phạm?
Theo cô Quyên, nếu giáo viên không đủ sống, không dạy thêm và cũng không biết chạy ngược xuôi làm nghề tay trái thì chỉ còn phương án bỏ nghề. Hãy nhường lại bục giảng cho những ai có điều kiện kinh tế và không sống bằng lương. Những người thầy đó mới có đủ lực để tồn tại, để tái tạo chất xám khi cầm phấn không run tay bởi cơm áo gạo tiền.
Giáo dục là quốc sách nhưng quốc sách lại đang bỏ rơi hoặc cố tình làm ngơ trước nỗi cay đắng, tủi hờn của những người cầm trịch giáo dục? Thu nhập của giáo viên cần được giải quyết bằng những quyết sách rõ ràng chứ không phải bằng những lời hứa, những lời chia sẻ lặp đi lặp lại hàng chục năm qua.
Đã đến lúc phải quyết liệt đối với thu nhập của nhà giáo, phải kiên quyết hơn cả việc chúng ta đang hành động để xóa dạy thêm học thêm. Để những người thầy đang theo nghề, chưa bỏ nghề có thể dốc sức cho học trò nghề và về lâu dài là để người tài không quay lưng với giáo dục.

Đừng để nhà giáo phải chảy nước mắt vì đồng tiền!
Đừng vì một con sâu mà làm dầu nồi canh ! 
Nguồn dân trí

Dành trọn điểm tốt đa với 5 bí kíp cực chất cho mùa thi THPT năm 2016

21:21 |

Mùa thi THPT năm 2016 được hỗ trợ bởi 5 bí kíp chất khỏi phải bàn


Đối với tất cả các kỳ thi thì ngoài việc ôn tập kiến thức cẩn thận và đầy đủ thì phương pháp làm bào thi như nào còn lại một yếu tố vô cùng quan trọng nữa. Có những bạn trên lớp học rất giỏi nhưng lại hay mắc những lỗi cơ bản như trình bày cẩu thả, chỉ tập trung vào câu khó để sau đó không đủ thời gian làm những câu còn lại, căn chỉnh thời gian cho các câu chưa chuẩn… Kỳ thi THPT quốc gia là một kỳ thi quan trọng các em càng không nên để những thiếu sót như thế này ảnh hưởng không tốt đến điểm số của bài thi


Nam sinh giật mình vì mới làm được 1 câu đã sắp hết giờ

Dành 5 – 10 phút để đọc đề
Với cả hai hình thức tự luận và trắc nghiệm, học sinh đều nên dành 5 – 10 phút sau khi nhận đề từ giám thị để rà soát đề thi. Trong 5 – 10 phút này, học sinh lướt qua để xem đề thi sắp xếp như thế nào, những phần nào dễ mình có thể làm ngay được, phần khó nằm ở khu vực nào.
Thầy giáo Đỗ Ngọc Hà – Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm lần đi thi đại học của mình: “Theo quy định, trong 15 phút sau khi nhận đề, học sinh phải kiểm tra mã đề, xem đề có mất trang hay không và phải úp đề xuống đúng 14h30' mới được làm bài. Thầy đã tận dụng 5 – 10 phút quý giá này để khoanh vùng nhanh phần dễ/phần khó và tranh thủ tìm ra đáp án của một vài câu dễ, ghi nhớ trong đầu, bắt đầu thời gian bắt đầu làm bài là thầy đã làm xong 3,4 câu dễ”.
Cũng theo lời khuyên của thầy giáo Đỗ Ngọc Hà, đề thi từ năm 2015 được sắp xếp tương đối từ dễ đến khó nên sau khi kiểm tra kĩ đề thi, học sinh có thể tinh ý đọc qua và chọn đáp án những câu dễ ở trang đầu tiên nhưng nhớ là ghi nhớ đáp án trong đầu chứ đừng đặt bút, có thể bị nhắc nhở nếu giám khảo khó tính.
Phân bổ thời gian làm bài hợp lí
Không ít học sinh bắt đầu làm bài là cặm cụi từ đầu đến cuối bài mà không tự phân bổ thời gian làm bài. Để bài thi đảm bảo hợp lí nhất về thời gian, 90 phút với đề thi trắc nghiệm và 180 với đề thi tự luận, học sinh cần đảm bảo 3 nguyên tắc sau:
Thứ nhất, câu dễ làm trước, câu khó làm sau. Muốn biết câu nào dễ, câu nào khó, trong quá trình ôn tập, học sinh cần biết mình tốt nhất phần nào/yếu phần nào. Học sinh có thể dễ dàng xác định được thứ tự làm bài tự luận nhưng lại gặp khó khăn đối 60 câu trắc nghiệm. Rất may, vì đề thi được sắp xếp tương đối từ dễ đến khó nên học sinh có thể tuân thủ thứ tự này.
Thứ hai, Thời gian trung bình là 18 phút/ 1 câu tự luận; 1,8 phút/ 1 câu trắc nghiệm. Tuy nhiên, học sinh nên xác định sẵn mình có thể làm tối đa bao nhiêu câu hỏi. Nếu chỉ xác định có thể làm 8 câu thì nên phân chia thời gian lại là 23 phút/1 câu và tùy thuộc vào độ khó/độ dài/độ phức tạp mà dành nhiều thời gian hơn.
Thứ ba, Không “cố đấm ăn xôi” để làm một câu hỏi nào đó. Tiêu tốn thời gian vào 1 câu hỏi không chắc chắn đáp án nghĩa là học sinh có thể bỏ lỡ những câu hỏi mình có thể giải quyết nhanh gọn đang ở phía sau.
Một số mẹo để gia tăng điểm số
Đối với môn Toán, cùng làm được số câu hỏi như nhau, thầy Lê Bá Trần Phương (Giảng viên Đại học Công nghiệp) chia sẻ một vài mẹo để đạt điểm số cao nhất mà học sinh nên biết. Vì đúng đến đâu tính điểm đến đó nên học sinh cần chú ý trình bày thật rõ ràng những phép biến đổi quan trọng không thể bỏ qua để ra kết quả. Sau khi chắc chắn trọn vẹn những câu đã làm được, học sinh triển khai tiếp những câu “khó nhai”, nếu đã phỏng đoán ra hướng giải nhưng không triển khai ra kết quả vẫn nên trình bày các bước đã triển khai được hoặc vẽ hình (với bài hình học không gian), tìm điều kiện xác định (nếu có)…để kiếm thêm từng 0,25 điểm quý giá.
Đối với môn thi trắc nghiệm, nên nhớ tô đủ số ô đáp án trong bài làm. Nếu không tìm được đáp án, học sinh sử dụng phương pháp loại trừ và tìm ra đáp án mình cảm thấy đúng nhất.
Tuyệt đối tránh những lỗi trình bày kinh điển
Lỗi trình bày thường dẫn đến những điểm trừ đáng tiếc nhất. Đặc biệt là với môn thi Toán, những điềm trừ thường thường do phần gạch xóa đi và phần làm bài xen kẻ nhau nên khi chấm dễ bị bỏ sót, vẽ đồ thị không đúng với ý đồ bài toán, trình bày bài toán quá dài dòng/quá sơ sài…
Để gây thiện cảm với người chấm thi, học sinh cần trình bày sạch sẽ, thoáng đãng, có chú thích số câu/ý, cuối mỗi bài toán nên có một câu kết luận, có thể là viết lại đáp số hoặc trả lời câu hỏi của đề bài để người chấm thi biết được thí sinh đã kết thúc bài đó hay.
Dành 5 – 10 phút để rà soát lại bài
5 – 10 phút cuối cùng rất quý giá. Trong 5 – 10 phút này, học sinh rà soát lại toàn bộ bài thi để hạn chế tối đa những điểm trừ. Với môn tự luận, học sinh kiểm tra lại những thông tin cơ bản như số tờ giấy thi, số báo danh; kiểm tra lại bài làm của từng câu để xem mình đã triển khai đúng chưa, có quên đặt điều kiện không, đã loại nghiệm chưa, kiểm tra nghiệm xem có thỏa mãn đề bài không, có đúng kết quả đã nháp hay không?...
Đối với môn thi trắc nghiệm, học sinh cần chú ý những thông tin quan trọng như số báo danh, mã đề thi, rà soát đáp án đã khoanh vào đề với đáp án đã tô, kiểm tra kĩ để tránh tình trạng tô đáp án quá mờ hoặc tô 2 đáp án… Những điều này mặc dù rất nhỏ nhặt nhưng nếu tâm lí phòng thi không ổn định thì rất dễ gặp phải.
Với 5 lưu ý này là kĩ năng không thể thiếu để học sinh hoàn thành bài thi của mình đúng, đủ, trọn vẹn và hoàn chỉnh nhất.

 Nguồn H.H

Chóng mặt với ma trận giấy khen vì thông tư 30

21:02 |

Sau hai năm triển khai dạy học theo Thông tư 30 (TT30) của Bộ GD&ĐT, chưa bao giờ mọi người lại có ý kiến nhiều về ưu điểm cũng như hạn chế của thông tư đối với chất lượng giáo dục như thời điểm hiện tại.

Và một khía cạnh nhỏ đang thu hút sự tranh luận và than thở của phụ huynh chính là các tờ giấy khen mà các cháu tiểu học vừa nhận được với hàng loạt danh hiệu thi đua “lạ”.
Theo dõi các trang mạng xã hội cũng như các thông tin báo chí, quả là phụ huynh rối rắm với muôn kiểu danh hiệu thi đua mà các cháu đạt được. Thay vì danh hiệu học sinh tiên tiến, học sinh giỏi, học sinh xuất sắc tương ứng với những nấc thang thành tích mà các cháu đạt được trong năm học thì bây giờ xuất hiện hàng loạt danh hiệu: “Học sinh đạt danh hiệu khen toàn diện”, “Học sinh đạt danh hiệu khen từng mặt”…

Đó là làm đúng theo tinh thần nhân văn của TT30, đánh giá bằng nhận xét thay vì điểm số và việc ghi giấy khen phải linh hoạt, không chỉ đánh giá trình độ học vấn của học sinh mà còn tìm điểm ưu điểm riêng biệt của mỗi học sinh để động viên, khuyến khích.
Tuy nhiên, quá trình tổ chức ghi lời “khen” học sinh lại lại khá máy móc. Một số trường qui đổi danh hiệu “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” với học sinh giỏi, “Hoàn thành nhiệm vụ” với học sinh tiên tiến. Hoặc qui đổi “Danh hiệu khen toàn diện” với học sinh giỏi, còn “Danh hiệu khen từng mặt” dành cho sự nổi trội một mặt nào đấy. Tuy nhiên cụm từ “khen từng mặt” nghe rất tối nghĩa và đánh đố mọi người. Đó là còn chưa kể một số giấy khen ghi danh hiệu rườm rà, đơn cử như “Hoàn thành xuất sắc nội dung môn học và chương trình giáo dục”…
Một người bạn của tôi làm trong ngành giáo dục cũng đã hoang mang khi cháu gái nhận được tờ giấy khen với danh hiệu “Có tiến bộ vượt bậc về môn Toán”. Từ trước đến nay, tất cả các bài tập Toán và Tiếng Việt cháu đều hoàn thành tốt, bài thi cuối năm cháu không mắc phải một lỗi nào và được cô giáo đổi ra điểm 10 tròn trịa.
Vậy lời khen “Có tiến bộ vượt bậc về môn Toán” là sao? Trước nay môn Toán của cháu không tốt mà bây giờ mới giỏi à? Còn môn Tiếng Việt thì không có gì nổi bật ư?... Đó là các câu hỏi mà cô bé ấy hỏi mẹ và bạn tôi cũng ú ớ chẳng biết trả lời cháu thế nào. Và rồi khi nộp giấy khen để cơ quan bố mẹ khen thưởng con viên chức có thành tích thì tờ giấy khen ấy không được chấp nhận với một lí do đơn giản: Khen môn Toán, còn môn Tiếng Việt không khen thì không hoàn thành. Tôi nghiệp cô bé con mới học lớp 3, suốt cả năm phấn đấu và giờ không được cơ quan bố mẹ khen thưởng. Nỗi ấm ức ấy là do trường tiểu học nhận xét phiến diện hay do cơ quan phụ huynh hiểu máy móc?
Đúng là TT30 đã làm khó giáo viên khi buộc mỗi một cô giáo tiểu học đều phải phát hiện điểm mạnh của mỗi học sinh để khen và ghi lời khen không được rập khuôn. Đối với các cháu có thành tích nổi bật thì dễ bởi đã có sự “qui đổi” rõ ràng. Nhưng không phải phụ huynh nào cũng dễ dàng hiểu mỗi danh hiệu “mới” ấy tương ứng với mức độ đạt nào của con cái. Bởi vậy, rất nhiều bạn đọc đề xuất khá hài hước và thâm thúy là bên cạnh giấy khen, đề nghị kèm thêm một bảng qui đổi danh hiệu để phụ huynh tiện theo dõi.
Mặt khác, việc tìm kiếm lời khen cho các cháu không xuất sắc cũng đòi hỏi các giáo viên tiểu học phải nhọc công hơn rất nhiều. Tuy nhiên, không thể vì thế mà tùy tiện nhận xét, đánh giá và khen thưởng những điều không có thực hoặc là làm sai lệch đi sự thật để rồi tạo ra sự thất vọng cho học sinh. Hoặc là làm phụ huynh và các cháu ảo tưởng về năng lực của bản thân. Căn bệnh “ảo tưởng” sẽ thật sự rất nguy hại nếu nó được “nhân giống” tràn lan kèm theo với câu chuyện thường năm: Mỗi học sinh - một tờ giấy khen!
Nguồn dân trí

Đào tạo sinh viên sư phạm ở Việt Nam và trên thế giới khác nhau như thế nào?

19:43 |

Việc đào tạo sinh viên sư phạm ở Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới có sự khác nhau rõ nét về thời gian thực tập ở các trường phổ thông.

Tính đến năm 2018, số sinh viên sư phạm ra trường mỗi năm là khoảng 60.930 sinh viên. Trong đó, sinh viên được đào tạo là giáo viên chuyên ngành Tiểu học là 19.200, THCS là 18.700 và THPT là 23.030.
Cho dù đến nay, Bộ GD-ĐT đã tăng số học sinh/giáo viên bình quân lên tương đương các nước công nghiệp phát triển nhưng đến năm 2020, hệ thống cũng không thể tuyển dụng hết số giáo viên mới tốt nghiệp ra trường, vẫn thừa khoảng 70.100 giáo viên (41.000 giáo viên đối với cấp Tiểu học, 12.200 đối với cấp THCS và 16.900 đối với THPT).

Vấn đề là trong khi lượng sinh viên sư phạm tốt nghiệp hàng năm nhiều nhưng các trường học lại đang thiếu đội ngũ giáo viên có trình độ, chuyên môn cao có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục.
Sinh viên sư phạm chủ yếu “ngồi” ở giảng đường
Thông tin từ Hội thảo khoa học quốc gia đào tạo giáo viên tại các trường ĐH đa ngành đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay vừa diễn ra tại Hà Nội cho biết, ở Israel, sinh viên sư phạm chỉ học mỗi tuần 3 ngày tại trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) sư phạm, 2 ngày còn lại đi quan sát thực tế việc giảng dạy, học tập tại trường phổ thông suốt từ tuần thứ 2 của năm thứ nhất đến hết ba năm học đầu tiên. Mỗi năm học, hai tuần không có giờ học ở trường thì sinh viên dành toàn thời gian đi thực tế.
Thực tế đào tạo chuyên ngành sư phạm tại Israel và thực tập sư phạm tại Việt Nam đang có sự khác nhau rất lớn. Ở Israel, sinh viên sư phạm đi thực tế tối thiểu 9 tín chỉ, trung bình chiếm 15 tín chỉ (15,6%) trong tổng số 90-96 tín chỉ.
Còn ở Đại Học Thủ đô Hà Nội, sinh viên thực tập 12 tuần, chiếm 5/95 tín chỉ (5,3%). Đại học Sư phạm Thái Nguyên cho sinh viên đi thực tập 10 tuần chiếm 5/135 tín chỉ (3,7%) trong tổng số tín chỉ.
Thạc sĩ Ariel Cegla, Trung tâm Đào tạo Quốc tế A. Ofri, Israel cho rằng, muốn đào tạo được giáo viên đáp ứng nhu cầu đào tạo, các trường sư phạm trên cả nước cần tăng thời gian thực tập sư phạm cho sinh viên. Bên cạnh đó, giảng viên các trường ĐH, CĐ cần trao đổi về mặt chuyên môn với sinh viên để hai bên cùng nắm được lý thuyết và phương pháp dạy học mới cũng như thực tế trải nghiệm dạy học tại trường phổ thông.
Qua trải nghiệm đào tạo chuyên ngành sư phạm ở một số nước trến thế giới, PGS.TS Bùi Văn Quân, trường Đại học Thủ đô Hà Nội nêu ý kiến, cơ sở đào tạo phải xác định đào tạo “giáo viên là người lao động nghề nghiệp chuyên nghiệp”. Tính chuyên nghiệp trong lao động nghề nghiệp của giáo viên đòi hỏi các cơ sở đào tạo giáo viên phải là những nơi tiên phong, chuyên nghiệp.
Quy trình đào tạo giáo viên phải được thiết kế, tổ chức gắn chặt với thực tiễn đời sống học đường, đảm bảo mối quan hệ mật thiết giữa đào tạo và bồi dưỡng giáo viên theo quy trình gồm 3 giai đoạn: trước đào tạo nghề giáo viên, đào tạo nghề giáo viên và lao động nghề nghiệp tại cơ sở giáo dục mầm non hoặc phổ thông.
Theo PGS.TS Bùi Văn Quân, trong thời gian tới, cần có những nghiên cứu đánh giá các mô hình, phương thức đào tạo giáo viên hiện nay. Bên cạnh đó, mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên phải được phân tầng để đánh giá các trường sư phạm giảng dạy, đào tạo sinh viên sư phạm ra sao.
Đứng ở góc độ là trường ĐH chuyên ngành về nghiên cứu khoa học, GS.TSKH Dương Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Giám đốc Học viện Khoa học cho rằng, việc đào tạo sinh viên sư phạm trở thành giáo viên giỏi trong tương lai không chỉ dừng lại ở đào tạo lý thuyết, thực hành mà cần trang bị cho họ các kỹ năng nghiên cứu khoa học.
Hiện nay, nhận thức tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học trong đào tạo giảng viên chưa đầy đủ. Nguyên nhân một phần là do kinh phí nghiên cứu còn ít và thiếu giảng viên làm nghiên cứu khoa học. Nếu là trường ĐH nghiên cứu thì cả 2 vấn đề này có thể được giải quyết.
Chiến lược phát triển ngành sư phạm trong mạng lưới các trường ĐH cần phải nâng cao để phù hợp với xu hướng chung trên thế giới của ĐH nghiên cứu: Nghiên cứu gắn với giảng dạy và đào tạo.
Khuyến khích học sinh, sinh viên giỏi gắn bó với ngành sư phạm
Bên cạnh các yếu tố cần thiết chú trọng đến công tác đào tạo, muốn có được giáo viên giỏi trong tương lai, các trường ĐH cần chú trọng đến việc khuyến khích học sinh giỏi “đầu quân” vào ngành sư phạm. Đó là quan điểm của PGS.TS Nguyễn Mạnh An, trường Đại học Hồng Đức, tỉnh Thanh Hóa.
Thực tế, nguồn tuyển sinh “đầu vào” của sinh viên trúng tuyển vào học tập tại các trường ĐH địa phương tương đối thấp về mặt chất lượng làm ảnh hưởng đến chất lượng “đầu ra”, trong đó có đội ngũ giáo viên tương lai.
Vì vậy, các trường cần thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên phù hợp với chức danh và nhiệm vụ được phân công; Ưu tiên đặc biệt đối với những ngành đào tạo chưa có giáo viên trình độ tiến sĩ... Đồng thời, cần có cơ chế, chính sách để thu hút được đông đảo học sinh giỏi vào học các ngành sư phạm tại các trường ĐH địa phương.
Trong khi đó, GS.TS Đinh Quang Báo, nguyên cán bộ nghiên cứu cao cấp Viện Nghiên cứu sư phạm (ĐH Sư phạm Hà Nội) nêu quan điểm, đất nước muốn đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao thì phải có những thầy cô giáo giỏi.
Do đó, chúng ta vẫn phải có chính sách thu hút học sinh giỏi “đầu quân” vào các trường sư phạm. Bên cạnh đó là cần có sự thay đổi cơ chế tuyển dụng, tạo việc làm để thu hút sinh viên giỏi tốt nghiệp ở các trường sư phạm vào các trường học giảng dạy.
 Bích Lan (VOV)


"Mẹo" làm bài được điểm tối đa trong kỳ thi quốc gia năm 2016

18:48 |
Mặc dù hướng dẫn chấm thi của Bộ GD-ĐT không quy định thang điểm trình bày, nhưng người chấm bài sẽ ưu ái với một bài thi trình bày bài khoa học, mạch lạc; ngược lại, một vài lỗi trình bày nhỏ có thể khiến học sinh mất trọn điểm câu hỏi đó.



Đối với môn Toán, học sinh thường gạch bỏ và tẩy xóa một cách cẩu thả, viết chen phần sửa với phần gạch bỏ dẫn tới dễ bị chấm sót, không đánh số thứ tự câu khi làm bài, bỏ trống nhiều chỗ trên giấy thi, làm một câu kéo dài nhiều nơi trong bài làm dẫn tới dễ bị chấm sai, chấm sót và cộng điểm thiếu.
Nhiều học sinh sử dụng ký hiệu và viết tắt tùy tiện, sử dụng hai màu mực trong một bài thi, trình bày bài quá vắn tắt đến mức quên cả bước biến đổi quan trọng,vẽ đồ thị cẩu thả thiếu cân đối, kết luận mà thiếu giải thích. Ngược lại, có học sinh lại trình bày bài quá dài dòng, viết cả những biến đổi lặt vặt không cần thiết vào bài dẫn tới bài làm bị rối và phức tạp. Bài toán rất đơn giản nhưng lại chọn các phương pháp làm cầu kỳ, nhiều kỹ xảo.
Thầy Lê Bá Trần Phương (Giảng viên Đại học Công nghiệp Hà Nội) chia sẻ: “Gặp những lỗi trình bày khi chấm bài thi, nếu thẳng tay trừ điểm thì cảm thấy bứt rứt trong lòng nhưng nếu không trừ điểm thì thấy sai quy định”.
Cũng theo thầy Phương, không nhất thiết phải làm theo thứ tự câu trong đề bài, câu nào biết làm thì làm trước nhưng nên ghi rõ bài mấy, câu mấy khi làm; tuyệt đối không dùng bút xóa hay gạch bỏ cẩu thả. Nếu sai, nên dùng thước gạch chéo vào phần cần bỏ và viết lại phần đúng vào phía dưới, không viết kế bên hay ghi chèn vào phần đã gạch bỏ. Nếu trong bài có kí hiệu, viết tắt không phổ biến thì phải quy ước kí hiệu, viết tắt đó ở đầu bài. Nên nháp trước cách giải để dự đoán trước các khó khăn và làm trọn vẹn từng câu, tránh bỏ trống giấy thi và làm nhiều phần của câu ở nhiều nơi trong bài…
Thầy Phương khẳng định: “Một lỗi trình bày nhỏ có thể kéo theo đó hàng loạt biến đổi sai và khiến học sinh mất trọn vẹn điểm của câu hỏi đó”.
Đối với môn Ngữ văn, TS. Trịnh Thu Tuyết vạch ra một số lỗi trình bày thường gặp như không thống nhất cách trình bày trong một bài văn (cách lùi đầu dòng, khoảng cách các đoạn…), viết tắt tùy tiện mà không có quy ước theo quy định, lạm dụng viết tắt, viết hoa không đúng chính tả (không viết hoa tên nhân vật, tên địa danh…), sử dụng từ địa phương (răng, rứa, mô…), có quá nhiều lỗi chính tả trong bài. Đặc biệt, khi làm câu đọc hiểu, học sinh thường trình bày mỗi ý bằng cách gạch ngang…
Theo cô Trịnh Thu Tuyết, khi làm bài đọc hiểu, hãy trả lời mỗi ý của câu hỏi bằng một đoạn văn ngắn, hạn chế sử dụng dấu gạch ngang trong bài làm. Ngay từ bây giờ, học sinh phải rèn thói quen trình bày khi làm bài kiểm tra, thi thử nhằm hạn chế tối đa những lỗi trình bày thường mắc phải. Ngoài ra, một bài làm văn trình bày sạch sẽ, thoáng đãng, rõ ràng sẽ lấy lòng người chấm bài. Thử nghĩ xem, nếu bạn chấm một bài văn mà người chấm liên tục phải nheo mắt để xem thí sinh viết gì thì bạn có khó chịu không?
Đối với những môn thi trắc nghiệm, học sinh thường khoanh toàn bộ đáp án vào nháp sau đó mới đối chiếu vào phiếu điền kết quả. Chính vì đối chiếu đáp án sai và không kiểm tra lại cẩn thận nên thường hụt điểm so với bản nháp. Tô đáp án mờ, tô hai đáp án khiến máy chấm không dò được đáp án cũng là một lỗi sai tưởng ngớ ngẩn nhưng lại rất nhiều học sinh mắc phải.
0,25 điểm tưởng nhỏ nhưng có thể quyết định đỗ/trượt. Vì vậy, nếu làm được câu hỏi nào phải chắc chắn giành điểm tối đa câu hỏi đó, tránh vì những lỗi trình bày mà bị trừ điểm đáng tiếc.
Ngày 8/6/2016, Báo Dân trí phối hợp với Hocmai.vn tổ chức 
“Thi thử tổng duyệt trước kỳ thi THPT quốc gia với 6 môn học Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh, Ngữ văn”. 
Đây được coi là bước tổng duyệt quan trọng, giúp học sinh chuẩn bị sẵn sàng về mặt kiến thức cũng như tâm lí cho kỳ thi THPT quốc gia diễn ra chỉ sau 1 tháng nữa.
Thời gian mở đề: 14h00 ngày 8/6/2016.
PV Dân trí


Dạy trẻ kỹ năng sống quan trọng hơn nhiều dạy trẻ thành thần đồng

21:04 |

Trong khi các chương trình dạy con thành thần đồng, thiên tài, bố mẹ chen chân tham gia thì các nội dung như dạy con sống tử tế, sống trách nhiệm lại luôn vắng bóng phụ huynh! Chính cha mẹ dường như là nguyên nhân đánh dần mất kỹ năng sống của trẻ.

>>>> Cô giáo mầm non là người yêu  trẻ hướng dẫn kỹ năng cho trẻ

Nhiều phụ huynh than phiền và lo ngại con trẻ bây giờ sống thiếu trách nhiệm, không biết quan tâm đến người khác, vô cảm với mọi thứ xung quanh, sống đòi hỏi ích kỷ… Nhưng ít phụ huynh không biết rằng chính mình “góp sức” không nhỏ đến suy nghĩ, thái độ sống của con bởi cách nuôi dạy. Nhất là bây giờ, nhiều phụ huynh ưu tiên hàng đầu cho việc sao để con thông minh, tài giỏi và sao nhãng, xem nhẹ việc dạy lễ nghĩa cho con.
Hiện nay, rất dễ gặp những đứa trẻ không biết cất tiếng chào, hỏi han người lớn như một phép xã giao thông thường. Rồi đến những đứa con lớn tồng ngồng không biết tự mặc quần áo, đi dày dép, thậm chí học đến cấp ba chưa biết pha gói mỳ tôm, không biết cắm nồi cơm, không rời nổi vòng tay bố mẹ kể cả khi vào đại học.

Ngay từ bé tí, nhiều đứa trẻ đã được bố mẹ "thúc" với mong muốn con vượt trội trong học tập. Nghỉ hè không còn là nghỉ hè nữa.
Việc trẻ ngu ngơ với những phép tắc lễ nghĩa trong giao tiếp, những kỹ năng cơ bản tác động trực tiếp đến cuộc sống của trẻ hàng giờ hàng ngày nhưng phụ huynh lại không mấy sốt ruột. Nhiều người còn cho đó là điều bình thường và dễ dàng tặc lưỡi “lớn lên khắc biết”. Trong khi đó, việc học chữ, ngoại ngữ, học toán thông minh... thì nhiều gia đình “nhồi” trẻ từ tuổi lên 3, không dám để muộn một khắc vì sợ lỡ mất "thời cơ vàng".
Nhiều đứa trẻ chưa vào lớp 1 đã bị bố mẹ “đẩy” đi học chữ trước để không thua kém bạn bè. Cứ theo đà, bố mẹ chạy đua để con đạt thành thích này nọ, vào trường chuyên lớp chọn bằng được. Sự giỏi giang và thành công của đứa trẻ được đánh giá hầu như chỉ dựa vào điểm số, dựa vào kết quả, thành tích mà chúng đạt được.
Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy (Hội trưởng Hội quán Các bà mẹ) chia sẻ, rất nhiều phụ huynh chạy theo các mục tiêu như làm sao để con thông minh, thành công, để thành tỷ phú, triệu phú… trong nuôi dạy con. Còn các những yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc một mầm non là khía cạnh tâm hồn, lối sống lành mạnh, những giá trị sống cho đứa trẻ như về tình yêu thương, sự tôn trọng, cách cảm thụ cái đẹp trong cuộc sống cũng như những kỹ năng cơ bản bố mẹ lại rất xem nhẹ.
“Khi chúng tôi tổ chức các chương trình dạy con thành thần đồng, thiên tài hay dạy con theo phương pháp nước này nước nọ để con thành công, thông minh thì luôn đông nghịt phụ huynh tham gia, chẳng đủ chỗ để ngồi. Còn các chủ đề về ứng xử, lễ nghĩa, giúp con sống đẹp, sống có trách nhiệm… lại vắng tanh. Chúng tôi còn kêu gọi, năn nỉ bố mẹ hãy đưa con đến dự thì toàn nghe phụ huynh than bận đưa con đi học thêm”, bà Thúy bộc bạch.

      Việc dạy con về các giá trị sống đang bị phụ huynh xem nhẹ. Trẻ không biết những kỹ năng sống đơn giản
Trong lần chia sẻ với phụ huynh ở TPHCM về vấn đề con trẻ ngày nay, TS giáo dục Nguyễn Thụy Anh cũng cho hay trước thực tế các loại sách kỹ năng như dạy con thành thần đồng, triệu phú, thiên tài, dạy con thông minh kích hoạt trí não… phụ huynh rất sốt sắng mua. Còn các sách có giá trị bồi đắp tâm hồn cho con trẻ như sách văn học lại rất ít người quan tâm.
Việc dạy con của bố mẹ đang theo xu hướng thực dụng mà đôi khi bị cuốn theo theo những thành quả trước mắt, phụ huynh xem nhẹ những yếu tố phát triển bền vững. Những chỉ tiêu, kỳ vọng từ bố mẹ có thể “đè bẹp” đứa trẻ khi các em không được chăm sóc tốt về tinh thần, tình cảm.
Bố mẹ đòi hỏi ở trẻ quá cao mà bỏ quên những tiêu chí thiết yếu để làm người cũng như bỏ qua mong muốn, tâm tư của đứa trẻ. Con trẻ cần được giáo dục biết yêu thương bản thân, yêu thương mọi người và tinh thần chiến thắng bản thân quan trọng hơn chiến thắng bất kỳ ai.
Trẻ cần được dạy và dỗ. Chính cha mẹ là người uốn nắn để trẻ noi the 
Hoài Nam (Dân trí)


Vì sao giáo viên đứng nhầm chỗ - học sinh đứng nhầm lớp???

18:35 |
Năm học kết thúc, 100% học sinh của lớp “hoàn thành chương trình học” và thẳng tiến lên lớp trên, cô giáo cũng đạt kế hoạch đề ra nhưng liệu đó có phải là sự trung thực, liệu có xứng đáng  với tâm huyết và những gì giáo viên và học sinh đã bỏ ra hay chỉ là đành lòng không khỏi đau đáu xấu hổ.

>>>>> Học trung cấp sư phạm mầm non chất lượng tại Hà Nội.
>>>>> Học chuyển đổi mọi ngành sang mầm non và tiểu học thời gian học 1 năm

Cuối năm, học sinh tưng bừng hoa lá cầm những giấy chứng nhận với đánh giá xuất sắc ở lĩnh vực nào đó, có em được đánh giá toàn diện còn lại đều được nhận xét “hoàn thành chương trình học” - một “tấm lệnh bài” để bước lên lớp trên. Chỉ có cô hiểu rằng, với một số em được lên lớp đồng nghĩa với việc các em đang bị “ngồi nhầm chỗ”. Cô muốn giữ các em lại, đặt các em đúng chỗ của mình mà lực bất tòng tâm.
Trong năm học, cô đã tự nhủ sẽ cố gắng cùng các em dạy tốt học tốt và cũng phải đảm bảo dạy thật học thật. Nhưng dù có cầu toàn đến mấy, dốc sức đến mấy, cô cũng phải chấp nhận, có những học sinh đang kém về mặt học lực, chưa đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của kiến thức chương trình.


Giáo viên là người rõ nhất về giá trị thực của những lời nhận xét, đánh giá về học trò
Chưa đủ năng lực, khả năng, học sinh cần được ở lại lớp - một điều tưởng như đơn giản nhưng cô lại không thể toàn quyền quyết định. Cô làm báo cáo và… hiệu trưởng sẽ xem xét, quyết định việc lên lớp hoặc ở lại lớp. Trước đây, khi còn chấm điểm, trường toàn đạt 90 - 95% học sinh giỏi, còn lại là tiên tiến, năm thì mười họa mới có học sinh trung bình và kém. Còn giờ trường đạt chỉ tiêu 100% học sinh hoàn thành chương trình học, chẳng hiệu trưởng nào… “lỡ dại” mà giữ học sinh ở lại.
Trò học kém mà vẫn ráng “tuồn” lên lớp trên tưởng là thương nhưng đang hại các em. Chương trình ở lớp dưới các em còn chưa theo được, lấy sức đâu để theo lớp trên? Chưa nói đến học sinh kém, không ít em là học sinh giỏi ở bậc tiểu học lên cấp 2, cấp 3 gặp những cú sốc khi không theo nổi chương trình. Bây giờ cô đã thấm thía những lời than phiền của giáo viên cấp 2 về giáo viên tiểu học dạy dỗ kiểu gì mà học sinh… chả biết gì hết.
Cô muốn đấu tranh để học sinh được lưu ban, để các em được ngồi đúng chỗ và nếu trừ thành tích, thi đua, phần thưởng gì đó của mình cô chấp nhận hết. Nhưng không, một học sinh lưu ban thì sẽ ảnh hưởng đến thi đua trường, thi đua khối chứ không chỉ là việc trả kết quả học tập công minh của cô giáo chủ nhiệm sau một năm học theo sát các em.
Cô không hiểu, không lý giải nổi tại sao đánh giá học sinh đúng với năng lực của các em - có những em giỏi và có những em kém là điều rất bình thường - lại trừ thi đua giáo viên, thi đua trường?
Lên lớp, suốt ngày cô dạy học sinh cần trung thực và đấu tranh cho sự trung thực nhưng bản thân lại đang dối trá và “hợp tác” với sự dối dá. Lời nhận xét “hoàn thành chương trình” với một số học sinh là sự giả dối. Các em có thể ngộ nhận và ảo tưởng về bản thân và bất công với những học sinh có kết quả tốt, nỗ lực thật sự.
Đó còn là sự giả dối đối với phụ huynh khi thấy con “hoàn thành” rồi lên lớp cứ tin con học được. Và hơn hết, cô đang giả dối với chính bản thân, với nghề nghiệp được gọi là “trồng người” của mình.
Cô chua chát khi thấy học sinh mỉm cười, phấn chấn với những lời nhận xét trong học bạ vốn không thuộc về các em để tiếp tục bước vào đời. Còn cô, những nhiệt huyết, những kỳ vọng đối với nghề giáo mà mình theo đuổi bấy cứ mai một, tàn lụi dần.
Và bên cạnh đó còn có những cô giáo chạy đua theo thành tích. Bài dự giờ chỉ là một bài giảng được đọc thuộc lòng nhiều lần, bài thi học kỳ chỉ là những bài tập đã làm lại nhiều lần. Học sinh như một con vẹt bắt chước mà thôi. Đó là một thực trạng báo động của nền giáo dục nước nhà.
Không chỉ có nhiều học sinh đang “ngồi nhầm chỗ” mà còn có không ít giáo viên cũng “đứng nhầm chỗ”. Mà cô tự nhận mình đang “đứng nhầm chỗ” với nỗi xấu hổ tột cùng.
Hoài Nam (Dân trí)


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI THÔNG BÁO TỔ CHỨC THI NĂNG KHIẾU

01:55 |


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI THÔNG BÁO VIỆC TỔ CHỨC THI NĂNG KHIẾU
1. Tổ chức thi các môn năng khiếu:
a) Thời gian đăng ký dự thi: từ ngày 20/4 đến ngày 15/7/2016. Công tác thu hồ sơ được thực hiện trong giờ hành chính tại cơ sở 1 trường ĐH Thủ đô Hà Nội, số 98 Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, HN (trừ thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày nghỉ lễ theo quy định).
b) Các môn thi năng khiếu:
– Các ngành năng khiếu không tổ chức sơ tuyển.
– Ngành Giáo dục Thể chất thi: Năng khiếu TDTT 1 (Bật xa), Năng khiếu TDTT 2 (Nhanh khéo). Yêu cầu thể hình cân đối: Nam cao từ 1,65m, nặng từ 45 kg; Nữ cao từ 1,55m, nặng từ 40 kg trở lên.
– Ngành Sư phạm Mỹ thuật thi: Trang trí và Hình họa chì.
– Ngành Sư phạm Âm nhạc thi: Thanh nhạc và Thẩm âm – Tiết tấu.
– Ngành Giáo dục Mầm non thi: Đọc diễn cảm, Kể chuyện, Hát.
c) Hồ sơ đăng ký dự thi các ngành có môn năng khiếu:
– Đơn đăng ký dự thi (theo mẫu);
– 02 ảnh 4×6 (ghi rõ họ tên, ngày sinh ở mặt sau).
– 01 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí sinh để trường thông báo kết quả xét tuyển.
d) Thời gian tổ chức thi các môn năng khiếu:
– Thời gian thí sinh nhận thẻ dự thi các môn năng khiếu: từ ngày 21/7 đến ngày 22/7/2016. Thí sinh có thể xem số báo danh, thời gian, địa điểm thi trên website và nhận thẻ dự thi khi đến thi.
– Thời gian thí sinh dự thi các môn năng khiếu: từ ngày 26/7 đến ngày 29/7/2016 (dự kiến).
e) Địa điểm dự thi các môn năng khiếu: cơ sở 1 trường Đại học Thủ đô Hà Nội (số 98 phố Dương Quảng Hàm, quận Cầu Giấy, Hà Nội).
2. Hồ sơ Đăng ký xét tuyển (ĐKXT) đợt 1 gồm có:
a) Phiếu ĐKXT (mẫu kèm theo) có ghi rõ đợt xét tuyển, cho phép thí sinh đăng ký tối đa 02 ngành của trường cho mỗi đợt xét tuyển. Các nguyện vọng này được xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 2.
b) Một phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ, số điện thoại liên lạc của thí sinh để trường thông báo kết quả xét tuyển.
c) Lệ phí xét tuyển: theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thí sinh có thể nộp hồ sơ ĐKXT cho trường qua đường bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại phòng Đào tạo của nhà trường.
3. Lệ phí xét tuyển và thi tuyển các môn năng khiếu:
– Thí sinh thuộc diện xét tuyển hoặc tuyển thẳng nộp phí: 30.000 đồng/hồ sơ.
– Thí sinh đăng ký thi tuyển các môn năng khiếu: 300.000 đồng/ hồ sơ.

Hà Nội có 6 cụm thi với hơn 76.000 sĩ tử tham gia kỳ thi quốc gia năm 2016

19:12 |
Chiều 17/5, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý, Trưởng Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia của Hà Nội đã chủ trì cuộc họp triển khai công tác chuẩn bị thi cho hơn 76.000 thí sinh.
>>>>> Học trung cấp sư phạm mầm non tại Hà Nội.
>>>>> Học chuyển đổi mọi ngành sang mầm non và tiểu học thời gian học 1 năm

Toàn thành phố có 6 cụm thi.
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Văn Đại cho biết, tổng hợp số liệu đến thời điểm này tại các cụm thi trên địa bàn Hà Nội có 76.140 thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia.
Toàn thành phố có 6 cụm thi, trong đó, cụm thi do ĐH Bách khoa Hà Nội chủ trì có 12.604 thí sinh, ĐH Thuỷ Lợi: 12.740 thí sinh, ĐH Sư phạm Hà Nội: 11.419 thí sinh, ĐH Lâm nghiệp: 6.576 thí sinh, Học viện Kỹ thuật quân sự: 16.348 thí sinh và cụm thi Sở GD&ĐT Hà Nội đông nhất với 16.452 thí sinh đăng ký dự thi.
Riêng cụm thi do Sở GD-ĐT Hà Nội chủ trì sẽ bao gồm 692 phòng thi, 31 điểm thi. Hà Nội sẽ cần 837 cán bộ giảng viên của 7 trường ĐH, CĐ phối hợp với Sở GD&ĐT tổ chức kỳ thi để đảm bảo có 50% giám thị là giảng viên các trường ĐH, CĐ tham gia tổ chức thi tại cụm thi địa phương chủ trì.
Các trường ĐH, CĐ tham gia lần này gồm: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ĐH Thủ đô Hà Nội, ĐH Kiến trúc Hà Nội, CĐ Cộng đồng Hà Nội, CĐ Cộng đồng Hà Tây, CĐ Sư phạm Hà Tây, CĐ Du lịch Hà Nội.
Đối với các cụm thi do trường ĐH chủ trì, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đã lựa chọn 39 điểm thi và phối hợp cử giáo viên các trường THPT tham gia công tác coi thi, chấm thi ở cụm thi đại học.Tại cuộc họp, đa số các trường phối hợp với sở GD&ĐT Hà Nội để tổ chức cụm thi địa phương đều đồng ý với kế hoạch mà thành phố đưa ra.
Tuy nhiên không phải trường nào cũng đã sẵn sàng tham gia phối hợp tổ chức thi THPT quốc gia. CĐ Sư phạm Hà Tây khá bất ngờ khi được phân công cử 111 giảng viên trên tổng số 180 giảng viên của trường tham gia giám sát và coi thi.
Đại diện trường này đề xuất được giảm bớt lượng cán bộ tham gia với lý do nhiều cán bộ đã lên kế hoạch đặt vé nghỉ hè vì từ nhiều năm nay trường này chỉ xét tuyển chứ không tổ chức thi tuyển sinh ĐH.
Đại diện trường CĐ Du lịch Hà Nội cũng khá bất ngờ khi được đề nghị cử 118 giảng viên tham gia phối hợp tổ chức thi. Trường này đề xuất thông tin sớm các địa điểm cần bố trí cán bộ phối hợp để chuẩn bị công tác hậu cần đầy đủ.
Được biết, để chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia, Hà Nội đã tổ chức khải sát cho học sinh lớp 12 toàn thành phố các môn Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh với mức độ đề khảo sát như đề thi THPT quốc gia để học sinh, nhà trường đánh giá được thực chất trình độ của học sinh, trên cơ sở đó, nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức ôn tập cho học sinh hiệu quả nhất.
Nguyễn Hà(Tiền Phong)


Hãy làm bạn với con trên tất cả các lĩnh vực

18:52 |
Tuổi dậy thì - tuổi lỡ dở - tuổi ẩm ương 
Cái tuổi mà cha mẹ bàng hoàng nhận ra sự thay đổi của những đứa con từ ngoan hiền, dễ bảo trở nên ngỗ ngược, lầm lì, khó bảo... Tất cả là do cái tuổi ẩm ương của con hay còn do nhiều nguyên nhân cộng hưởng khác nữa... Hãy ngồi lại cũng các chuyên gia để đưa ra nguyên nhân và cách giải thích hợp lý nhé.
“Tôi mất một đứa con rồi!”
Gần hai năm nay, chị Phan Thu Hiền (ngụ quận 6, TPHCM) chứng kiến sự thay đổi chóng mặt của cô con gái 13 tuổi. Cháu lầm lỳ, ít nói chuyện, né tránh bố mẹ, vợ chồng chị nhắc nhở hay dặn dò gì là cháu tỏ ra rất khó chịu từ lầm bầm cho đến lớn tiếng phản ứng lại.
Như trước đây, việc gì chị nhắc nhở cháu đều thực hiện. Còn giờ, chị lên tiếng là cháu vùng vằng khó chịu. Có lần cháu cãi lại, hỗn quá, chị giang tay tát con một cái. “Từ hôm đó nó không nói chuyện với tôi dù tôi làm cách nào đi nữa. Đụng mặt là cháu câng câng, nhiều khi mẹ hỏi cháu không thèm trả lời, coi như không có sự tồn tại của mẹ”, chị nói.
Rồi chị kể về tình huống mình bị con “hất” ra khỏi phòng bằng cách đóng rầm cánh cửa ngay trước mặt với sự hụt hẫng, tổn thương tột cùng.
Chị Trần Ngọc Bích, ngụ ở quận Gò Vấp, TPHCM cũng mệt mỏi trước sự “nổi loạn” của cô con gái 14 tuổi. Từ những thay đổi nho nhỏ, chị thấy con ngày càng khó gần, khó nói chuyện với bố mẹ. Trong khi chị biết con ra ngoài rất lởi xởi, có rất nhiều mối quan hệ với cả những người lạ, những người chỉ biết trên mạng. Cháu cũng có những biểu hiện thích chưng diện, đua đòi, có nhiều mối quan hệ mập mờ dấu bố mẹ.
Chị điên lắm khi mọi lời nói, ý kiến của mình con tỉnh bơ hoặc “độp” lại. Những lúc bực quá, chị mắng thì cháu kênh kênh cái mặt rồi có lúc khi chị đang nói thì cháu hát ầm ĩ lên “vứt” tất cả lời mẹ ngoài tai.
“Tôi giờ chỉ còn đứa con trai đang học lớp 4, còn đứa con gái tôi bất lực với nó, coi như mất một đứa con”, chị Bích nghẹn ngào.
Tình cảnh như chị Hiền, chị Bích cũng là điều mà rất nhiều ông bố bà mẹ gặp phải khi con bước vào tuổi lớn. Họ mệt mỏi, lo lắng khi thấy đứa con trước đây ngoan ngoãn, nghe lời bỗng nhiên trở nên ương bướng, cãi lại, vô tổ chức trong sinh hoạt, bất hợp tác với bố mẹ.
Mối quan hệ cha mẹ con cái không duy trì được như trước. Nhiều phụ huynh khủng hoảng khi dùng mọi cách mà không “quản” nổi con, ngọt ngào thì sợ con nhờn, con hư; quát mắng hay đòn roi thì sợ con càng đối đầu.
Bất lực dễ dẫn đến buông xuôi
Làm đủ cách với con không được, nhiều bố mẹ “buông tay” thể hiện sự đầu hàng trước con. Thậm chí, không ít người buông xuôi trong việc dạy con cái vì cho rằng mình đã làm hết mọi phương án với con nhưng vô hiệu.
Tại chương trình về tâm lý vị thành niên diễn ra tại Trường THCS – THPT Ngôi Sao, Tân Bình, TPHCM, nhiều phụ huynh đã không kìm được nước mắt khi bày tỏ sự bất lực của mình trước con cái trong độ tuổi THCS. Con không nghe lời, chống đối và thay đổi nhiều trong lối sống, hành vi làm bố mẹ lo lắng nhưng họ không can thiệp nổi.
Hầu hết, có hai cách ứng xử của phụ huynh đối với con mới lớn. Một số đầu hàng trước con, con thích làm gì thì làm, bố mẹ không can thiệp nổi. Còn nhiều phụ huynh dùng biện pháp siết chặt, nghiêm khắc hơn để “quản” con nhưng họ cũng thừa nhận có chăng con chỉ chấp hành trước mắt bố mẹ, còn thật ra vẫn có đủ cách chống đối mà bố mẹ không tài nào kiểm soát nổi.
TS Nguyễn Thị Bích Hồng (ĐH Sư phạm TPHCM) cho hay, con và cha mẹ có khoảng cách là chuyện muôn thuở, khoảng cách này trước đây còn xa hơn. Trước hết là do chênh lệch tuổi tác và hiện nay cha mẹ và con cái còn xuất hiện thêm sự xung khắc giữa các giá trị sống đang có nhiều thay đổi. Trẻ tiếp cận và có xu hướng ủng hộ với những giá trị mới còn người lớn lại tìm cách níu kéo những giá trị cũ.
Cha mẹ thường thiếu tin tưởng con dẫn đến sự áp đặt. Lúc nào cũng cho là mình đúng, muốn tốt cho con, muốn con phải nghe theo mình. Ngoài ra hiện nay, phụ huynh cũng lúng túng trong việc định hướng giá trị cho con.
Sự thay đổi của con trẻ độ tuổi mới lớn là dấu hiệu phát triển hoàn toàn bình thường, các em cần bứt phá để dần khẳng định sự tự lập, trưởng thành. Có chăng, nhiều phụ huynh “sốc”, lúng túng là do họ không được chuẩn bị tâm lý, thiếu kiến thức, kỹ năng để đồng hành cùng con ở độ tuổi được xem là nhạy cảm này.
Các chuyên gia cũng cảnh báo, phụ huynh tỏ thái độ bất lực, cho rằng không mất con… là điều hết sức nguy hiểm, đó là cách mất con nhanh nhất. Phụ huynh cần nắm được tâm lý lứa tuổi, tế nhị, nếu phụ huynh ứng xử, can thiệp thô bạo có thể đẩy khoảng cách với con càng xa và khi bị sứt mẻ thì rất khó hàn gắn, có thể để lại hậu quả dai dẳng về sau.
Anh Phan Thanh Hổ (Trung tâm Thanh thiếu niên miền Nam) chia sẻ những khúc mắc, mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái đôi lúc không có gì. Chỉ cần hai bên gần nhau hơn một chút, thông cảm với nhau hơn một chút vấn đề được giải quyết rất nhẹ nhàng.
Theo TS Bích Hồng, hiện nay khi xã hội phát triển chóng mặt, nhiều bố mẹ lao vào công việc, các mối quan hệ bên ngoài mà lơi là trách nhiệm làm cha, làm mẹ của mình. Thiếu thời gian cho con nhưng họ lại có tâm lý kỳ vọng cao, bệnh thành tích đặt nặng nề lên vai con sẽ càng đẩy đứa trẻ xa bố mẹ hơn.
Quan trọng nhất là bố mẹ cần chăm chút cho việc tổ chức cuộc sống gia đình để gắn kết các thành viên, để việc chia sẻ, trò chuyện giữa cha mẹ và con là một sinh hoạt, thói quen hàng ngày.
Hãy làm bạn với con trên tất cả các lĩnh vực.
Hãy đặt mình vào tâm sinh lý của con.
Hãy đứng vào vị trí của con để thấy con cần, mong mỏi, khó khăn ở điểm nào.
Hãy dành thời gian, tâm tư của mình vào con.
Tất cả đều có nguyên nhân và cha mẹ phải tìm và giải quyết nguyên nhân ấy.
Hoài Nam ( Dân trí)

Phổ cập đại học có thể sẽ không làm bạn thành công - Thành công là ở năng lực và đam mê

19:20 |
 Sức học bình thường nhưng ngay từ hồi mới vào cấp 3, đứa cháu ruột của tôi đã có suy nghĩ là sau này nhất định phải đi học đại học. Có học đại học thì mới có cơ hội mở mặt với đời và để cho bố mẹ được mở lòng với thiên hạ. Liệu rằng cứ có bằng đại học thì cuộc đời của bạn chắc chắn sẽ thay đổi không??
>>>>> Học trung cấp sư phạm mầm non tại Hà Nội.
>>>>> Học chuyển đổi mọi ngành sang mầm non và tiểu học thời gian học 1 năm


Vào đại học, đó là con đường duy nhất và cũng là tư tưởng “chủ đạo” của cả học sinh và phụ huynh đang có con học phổ thông. Bằng đại học dường như là tiêu chuẩn để đánh giá về văn hoá của một người, nhất là những người ở thế hệ trẻ. Không riêng gì cháu tôi mà nhiều bạn trẻ hiện nay đều có tư tưởng là phải “phổ cập” đại học mới yên tâm. Dù biết, hiện nay, tình trạng các “ông cử bà thạc” ra trường không có việc làm ngày càng nhiều nhưng người muốn vào đại học cũng không giảm đi. Đại học dường như là “tấm bùa hộ mệnh” lớn nhất cho mọi người, kể cả khi chỉ đi làm thợ hoặc công nhân.
Nhiều người thích “làm thầy” vì làm thầy sẽ được chỉ đạo thợ, lương của thầy có thể không cao bằng thợ nhưng vị thế sẽ “oai” hơn so với người lao động chân tay. Thế nên dễ hiểu là ở nước ta hiện nay luôn trong tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”. Ai cũng muốn con mình được học cao, được làm ông nọ bà kia chứ không tự hào khi nói về con mình hay bố mình là một người thợ trong nhà máy, xí nghiệp. Thực tế, có những người thợ trong tay có một bằng nghề giỏi, được làm việc trong môi trường tốt với lương thưởng tốt nhưng vẫn phải cố kiếm một cái bằng đại học tại chức bởi quan niệm về bằng cấp luôn nặng nề đối với người dân và cả xã hội.
Một mùa thi sắp đến, nhiều phụ huynh lại “sôi sục” lo cho con “một chân” vào trường đại học, to hay nhỏ, công lập hay dân lập đều được, miễn là có một cái bằng đại học cho chắc chân. Nhiều nhà, dù rất khó khăn, cho con đi học còn phải vay mượn nhưng vẫn cố liên thông lên cho được cái bằng “phổ cập” của xã hội. Để trả cho cái bằng ấy, nhiều gia đình, bố mẹ phải đổ mồ hôi làm việc mới có được, nhưng cái vất vả ấy còn chưa thấm vào đâu so với chặng đường xin việc gian nan khi xã hội chỉ cần đến những người thợ giỏi chứ không cần đến những ông thầy “lờ mờ”.
Nhiều em học không giỏi nhưng khéo tay và có tài lẻ, có thể hướng đến học nghề hoặc những công việc lao động phù hợp với khả năng và hoàn cảnh. Tuy nhiên, vì tư tưởng thích bằng cấp, vì muốn hư danh mà nhiều học sinh vẫn cố để vào được một trường đại học. Nếu không giỏi để đỗ vào trường lớn thì vẫn chấp nhận học một trường nhỏ của tỉnh, miễn sao có cái bằng phổ cập cho “chắc ăn”. Cứ học, rồi sẽ tính, tính đến lúc nào không được thì thôi, làm gì thì làm vẫn cần có cái bằng đại học đã dẫn đến “khủng hoảng thừa” cử nhân. Lãng phí và gánh nặng xã hội, kinh tế kém phát triển, một trong những nguyên nhân là do sự không cân đối giữa đầu ra và đầu vào. Sự học liên quan đến cả một hệ tư tưởng, không dễ để thay đổi nhanh chóng và dễ dàng
Lời nhắn nhủ: Phổ cập bằng đại học đang dần là một xu thế vì thế đi liền với bằng đại học phải là kỹ năng giỏi thì bản thân mới có thể phát triển được. Nhưng đâu phải ai ai sinh ra cũng giỏi giang. Có thể bạn không giỏi giang về mặt này nhưng bạn sẽ giỏi giang về mặt khác, sự khéo léo đam mê. Đôi khi để tâm sức của mình vào một công việc mình đam mê bạn sẽ gặt được thành công chứ không nhất thiết phải là một tấm bằng đại học phổ cập mà bản thân mình không cần thiết.
 Nguồn dân trí


Được tạo bởi Blogger.

Đại học thủ đô hà nội xét tuyển văn bằng 2 mầm non, văn bằng 2 tiểu học, trung cấp mầm non, trung cấp tiểu học

Contributors